KHÁM PHÁ TÍNH KHÓA ẨM DA ĐẶC BIỆT CỦA DẦU DỪA

0  Bình luận | 30/05/2023

Thành phần chính của dầu dừa

Dầu dừa là một loại dầu có thể ăn được và được thu hồi từ cơm dừa. Dầu dừa có tính chất độc đáo bởi thành phần acid béo chính của nó là acid lauric (C12), chiếm 45–53%. Vì dầu dừa được tiêu thụ rộng rãi ở vùng nhiệt đới, acid lauric là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống ở những nơi này [1]

Cách nước tồn tại trong da 

Da có chức năng như một rào cản, bảo vệ các mô bên dưới khỏi bị hút ẩm, nhiễm trùng, căng thẳng cơ học và kích ứng hóa học. Suy giảm chức năng dẫn đến tăng mất nước xuyên biểu bì liên quan đến các loại viêm da [2].

Biểu bì là lớp có vị trí ngoài cùng nhất của da, là lớp mô rất mỏng được xếp chồng lên lớp thượng bì bằng phẳng và bị sừng hóa, lớp biểu bì được tạo nên bởi lớp sừng, lớp trong suốt, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy. Lớp biểu bì biến đổi hình dạng tế bào mới phát sinh ở lớp đáy và dần dần bị đẩy lên trên, về sau tạo thành lớp sừng rơi ra. Và quá trình này liên tục tiếp diễn [3].

Nước từ các lớp biểu bì sâu hơn di chuyển lên trên để hydrate hóa các tế bào lớp sừng và sau đó bị mất do bay hơi. Đảm bảo đủ nước trong biểu bì là điều cần thiết để ngăn ngừa khô da và duy trì độ mềm mại của da. Lớp sừng là một lớp màng hoạt động, được mô tả như mô hình gạch và vữa, nơi mà sự mất mát của lipid giữa các tế bào, tạo thành các lớp kép (ví dụ: ceramides, cholesterol và acid béo) sẽ dẫn đến tổn thương hàng rào giữ ẩm dẫn đến khô da [2].

Cấu trúc của lớp sừng là yếu tố then chốt trong tính biến chuyển của dòng nước, khả năng giữ nước và mức độ giữ ẩm tổng thể của da. Có bốn quá trình chính trong quá trình hình thành và hoạt động của lớp sừng: tế bào sừng, lipid của lớp sừng, yếu tố giữ ẩm tự nhiên và quá trình bong vảy. Tế bào sừng là hàng rào vật lý của lớp sừng, góp phần tạo độ đàn hồi khi giữ nước. Lớp lipid kép của lớp sừng đóng vai trò như hàng rào giữ ẩm và ngăn chặn hóa chất xâm nhập; chúng cũng là phương tiện xâm nhập của hầu hết các sản phẩm sử dụng trên da. Yếu tố giữ ẩm tự nhiên trong tế bào sừng là sự kết hợp của các phân tử hút ẩm, giúp duy trì và giữ nước cho tế bào sừng. Có 50% nhân tố giữ ẩm tự nhiên là các acid amin có nguồn gốc từ protein filaggrin của tế bào sừng, phần còn lại là muối, bao gồm lactate, ure và chất điện giải. sản xuất yếu tố giữ ẩm tự nhiên có liên quan trực tiếp đến độ ẩm bên ngoài. Trong quá trình bong vảy, corneodesmosome bị phân hủy bởi tác nhân thủy phân phụ thuộc vào nước, tác nhân này hoạt động kém hiệu quả hơn ở lớp sừng có độ ẩm thấp. Các dấu hiệu khô da xuất hiện khi các tế bào sừng tích tụ trên bề mặt da (khi lớp sừng có hàm lượng nước dưới 10%) và mất đi tính liên tục [2].

Vì sao dầu dừa có thể khóa ẩm?

Dầu dừa làm kìm hãm quá trình mất nước qua biểu bì bằng cách tạo ra một lớp hàng rào lipid kỵ nước trên da. Giúp làn da luôn tươi trẻ, mịn màng đầy sức sống [4], [5].

Dầu dưỡng thể có tính năng khóa ẩm:

https://product.hstatic.net/1000191572/product/refreshing_-_fop.jpg

https://www.cobote.vn/products/dau-duong-the-thu-gian-cobote

Lâm Thị Phương Thanh (tổng hợp)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dayrit, Fabian M. "The properties of lauric acid and their significance in coconut oil." Journal of the American Oil Chemists' Society 92 (2015): 1-15.

[2] Purnamawati, Schandra, et al. "The role of moisturizers in addressing various kinds of dermatitis: a review." Clinical medicine & research 15.3-4 (2017): 75-87.

[3] Duyên L. K. Quản lý da chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Thanh niên, 2019.

[4] Kraft, J. N., and C. W. Lynde. "Moisturizers: what they are and a practical approach to product selection." Skin Therapy Lett 10.5 (2005): 1-8.

[5] Agero, Anna Liza C., and Vermén M. Verallo-Rowell. "A randomized double-blind controlled trial comparing extra virgin coconut oil with mineral oil as a moisturizer for mild to moderate xerosis." DERM 15.3 (2004): 109-116.


Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: