Tóc hư tổn: Bạn đã biết bảo vệ tóc trước những "sát thủ thầm lặng"?

0  Bình luận | 19/09/2018

Chắc hẳn chúng ta đã quen các “tít” về vấn đề ô nhiễm này trên các mặt báo. Các chỉ số ô nhiễm được cập nhật liên tục nhằm đưa ra các cảnh báo. Các thang đo chất lượng không khí được đưa ra để đánh giá mức độ ô nhiễm. Chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần được cảnh báo vượt quá quy chuẩn quốc gia, cho thấy mức độ ô nhiễm không khí  đáng lo ngại ở Việt Nam, hoàn toàn có thể gây hại cho sức khỏe cũng như các bộ phận tiếp xúc trực tiếp như da và tóc.  Cụ thể, ô nhiễm không khí làm:

  • - Tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, tim mạch, cao huyết áp
  • - Gây stress, rối loạn nhận thức
  • - Tổn thương cấu trúc da, làn da yếu hơn, dễ sạm, nám, sần sùi, da nhanh lão hóa, nhăn nheo.
  • - Bụi bám vào bề mặt tóc, gây tổn thương cấu trúc của tóc, làm tăng khối lượng tóc, gây ra tình trạng khô xơ và rụng tóc

Vậy “trùm cuối” trong không khí ô nhiễm gây ra các vấn đề nghiêm trọng này là chất nào?

Theo nghiên cứu của Robert D. BROOK của Đại học Michigan, thành phần chính của không khí ô nhiễm gồm các khí (ozone, CO và NO) và các hạt (PM). Mặc dù khí và hạt này tồn tại  đồng thời nhưng nhiều bằng chứng thuyết phục đã chỉ ra rằng các hạt PM  chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh do ô nhiễm không khí [1].

Các hạt PM gồm hàng ngàn chất khác nhau về nồng độ, kích thước, thành phần hóa học, diện tích bề mặt và nguồn gốc khác nhau có khả năng gây nguy hại cho con người . Kích thước micro của các hạt PM chia làm 3 nhóm: các hạt siêu mịn có kích thước <0.1 μm, các hạt mịn có kích thước < 2.5 μm và các hạt bụi bẩn gần kích thước có thể nhìn thấy được 2.5 μm – 10 μm. Trong đó, PM 2.5 là loại hạt gây ra các vấn đề về sức khỏe nhiều nhất cho con người. [1]

Với kích thước nhỏ hơn tóc đến 30 lần, “trùm cuối” P.M 2.5 hoàn toàn có thể bám vào tóc, đi sâu vào cấu trúc tóc, làm tăng trọng lượng của tóc, làm tóc bị yếu đi, khô, xơ , rối, kém đàn hồi và dễ gãy rụng. Nón, khẩu trang, máy lọc không khí sẽ không ngăn chặn được tất cả những chất này bám vào và “len lỏi” đi vào cơ thể nếu không có một rào chắn hiệu quả.

So sánh kích thước hạt PM 2.5 với tóc và một số đối tượng [1]

Mái tóc là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Hàng ngày, tóc phải chịu vô số tác động từ môi trường như hóa chất công nghiệp từ dầu gội, nhuộm, uốn, duỗi, nhiệt từ máy sấy, sự mất ẩm do ngồi phòng máy lạnh lâu. Chưa kể đến ánh sáng mặt trời đặc trưng của khí hậu nhiệt đới làm sản sinh các gốc tự do gây stress cho tóc. Cứ tưởng rằng những hạt bụi kia là loại ô nhiễm bình thường, có thể bảo vệ bằng nón hay loại bỏ bằng máy lọc không khí hoặc dùng dầu gội đầu nhưng thật ra nó lại là “trùm cuối”  trong các nguyên nhân bên ngoài tạo nên tóc hư tổn.

Chính bởi khả năng gây tổn thương một cách vô cùng "thầm lặng", việc bảo vệ tóc trước những trùm cuối luôn là điều cần làm và nên làm. Đặc biệt là tóc hư tổn khi khả năng chống chọi và tự bảo vệ của tóc đã yếu đi phần nào.

Một trong những phương pháp hiệu quả để phục hồi hư tổn và bảo vệ tóc khỏi các tác nhân này là tạo một lớp chắn bảo vệ tóc. Theo cấu tạo tự nhiên của tóc, bên ngoài mỗi sợi tóc là một lớp keratin và các chất kết dính gốc lipid. Nhiệm vụ của lớp ngoài này, bên cạnh việc ngăn cản sự thoát ẩm của sợi tóc, còn ngăn chặn và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ ngoại cảnh. Quá trình làm sạch và tạo kiểu thường xuyên sẽ vô tình làm lớp "áo giáp" này bị cuốn trôi. Vì thế, việc bổ sung và gia cố lớp màng lipid bên ngoài là cực kỳ cần thiết để có được một mái tóc bóng khỏe.

Tuy PM 2.5 rất nhỏ, không nhìn thấy được nhưng “trùm cuối” thì không thể bỏ qua được các bạn nhé. Để bảo vệ tóc trước các tác nhân gây hại như chất làm sạch, chất làm mượt, chất bảo quản có trong dầu gội hay nhiệt độ của máy sấy,...bạn có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm dầu ủ tóc trước gội thiên nhiên. Nhờ ở dạng dầu, lại được chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên, mái tóc sẽ được bổ sung thêm lớp màng lipid bảo vệ bên ngoài, từ đó sẽ được bảo vệ trước 10 dấu hiệu hư tổn thường gặp.

Coboté

Tài liệu tham khảo

Brook, R. D. (2008). Cardiovascular effects of air pollution. Clinical science, 115(6), 175-187.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: