THỰC HƯ KHẢ NĂNG DẦU DỪA NGỪA COVID 19?

0  Bình luận | 02/09/2021

Dầu dừa được các nhà khoa học Phillipine đề nghị sử dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp nâng cao sức khỏe chống lại Covid-19, ngay lập tức khi đại dịch xảy đến vào năm 2020 (2). Các nghiên cứu lâm sàng chính thức về tác dụng của dầu dừa trong việc thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân nhiễm Covid liên tục được thực hiện. Gần đây nhất là nghiên cứu cho thấy dầu dừa hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ Protein phản ứng C (phản ánh tình trạng viêm) (3), dù số lượng mẫu tương đối nhỏ (63 người), nhưng cũng cho thấy tính khả quan trong việc ứng dụng dầu dừa cho bệnh nhân Sars CoV 2 (4).

Trong cuộc đua tìm kiếm cái giải pháp hỗ trợ/chữa trị virus, nhiều quốc gia tìm về các phương thuốc truyền thống. Trong đó các nghiên cứu cũng đề cao hiệu quả của một số loại thảo mộc (xuyên tâm liên, cam thảo, mãn đình thuốc...) (5). Các giả thuyết và nghiên cứu về tác dụng của dầu dừa có thể được thúc đẩy bởi các nhà sản xuất dầu dừa của Philipine, hoặc của APCC (Hiệp hội dừa châu Á Thái Bình Dương). Nhưng dù sao mọi người quan tâm đều có thể xem kết quả nghiên cứu công bố từ các nguồn tin cậy.

Ngoài ra, dầu dừa cũng có thể sử dụng bên ngoài niêm mạc mũi hoặc súc họng. Đây là các liệu pháp đã được hướng dẫn rất cụ thể trong y học Vệ Đà (Ayurveda - Ấn Độ). 

1. BÔI NIÊM MẠC MŨI 

Việc bôi dầu thực vật vào niêm mạc mũi ngăn khô mũi là một liệu pháp giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến xoang mũi và hô hấp trong y học cổ Ấn Độ có tên gọi là Nasya ayurvedic, là phương pháp phổ biến chứ  không phải mới được phát kiến gần đây. Dầu dừa được nhỏ vào mũi để hỗ trợ chữa viêm xoang. Đặc tính kháng khuẩn của lauric acid (gần 50% trong dầu dừa nguyên chất) cho thấy nhiều tiềm năng trong chống virus corona (mà Philippines đang là quốc gia thúc đẩy các nghiên cứu này nhiều nhất). Bôi dầu dừa vô niêm mạc mũi cũng có thể xem là màng bảo vệ, vừa giúp niêm mạc mũi không bị tổn thương (do thời tiết hanh khô) vừa ngăn virus bám vào niêm mạc.

2. SÚC DẦU (NHAI DẦU - PULLING OIL)

Sử dụng khẩu trang để ngăn chặn giọt bắn, vệ sinh bàn tay… là bước đầu tiên hạn chế sự xâm nhập của virus đã được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên còn một bước quan trọng góp phần hạn chế sự xâm nhập của virus vào cơ thể là súc họng nhằm bảo vệ vùng hầu họng - cửa ngõ của đường hô hấp, chốt chặn cuối cùng trước khi SARS-CoV-2 vào đến cơ thể.

Khi SARS-CoV-2 đi qua vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con, khi đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, SARS-CoV-2 sẽ phá vỡ tế bào và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới và đi sâu vào cơ thể.

Khi nhiễm SARS-CoV-2 tùy thuộc sức khỏe từng người mà có thể phát bệnh hay không. Tuy nhiên kể cả không phát bệnh nhưng vẫn có thể âm thầm phát tán virus cho người khác.

Màng ngoài của virus (Corona) là lớp dầu nhờn cùng với những chiếc protein dằm lởm chởm. Cấu tạo này làm virus corona trông như một quả bóng gai đồ chơi. Cấu trúc bên trong virus là một chuỗi ARN cuộn, mang mầm bệnh nguy hiểm (6)

Dựa trên nguyên tắc loại bỏ các mảng bám, chất độc hại cũng như các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh bằng nguyên lý “dầu hòa trong dầu”, súc miệng bằng dầu không chỉ đơn thuần làm răng trắng, sạch hơn mà còn có khả năng hòa tan - hấp thụ các vi sinh vật sống trong vòm họng - thường ở dạng đơn bào và được bao phủ bằng lớp màng lipid.

Trong hướng dẫn của Bộ AYUSH, Ấn Độ, về các biện pháp Ayurvedic để tăng cường miễn dịch trong cuộc khủng hoảng COVID-19, đã khuyến nghị phương pháp "nhai dầu" bằng dầu dừa hoặc dầu mè (7)

Súc dầu có nhiều lợi ích sức khỏe cho răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung, nhờ khả năng lôi cuốn chất bẩn từ vòm họng ra khỏi cơ thể thông qua quá trình nhai dầu.

Như vậy, dầu dừa có thể được xem là một trợ phương hỗ trợ ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 thâm nhập vào cơ thể cũng như nâng cao khả năng chống virus của cơ thể sau khi nhiễm bệnh. Là một nguyên liệu dễ tìm, sẵn có ở Việt Nam, chi phí hợp lý, không có rủi ro về sức khỏe khi sử dụng bên cạnh các phương pháp phòng và chữa bệnh đã được Bộ Y tế khuyến cáo, mọi người có thể cân nhắc bổ sung cho mình thêm một phương pháp đồng hành qua mùa dịch. 

Nguồn tham khảo:

(1) https://bit.ly/3xh5Sss 

(2) https://bit.ly/3lnSpwG

(3) https://bit.ly/2VrXedq

(4) https://bit.ly/3jaYERL 

(5) https://bit.ly/3yk62R4
(6) https://bit.ly/3bU0gd9

(7) https://pib.gov.in/newsite/PrintRelease.aspx?relid=201167

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: