MUỒNG TRÂU - DƯỢC LIỆU CỔ TRUYỀN VỚI CÔNG DỤNG CHỮA LÀNH LÀN DA

0  Bình luận | 15/06/2022

Từ thời ông bà ta xa xưa, muồng trâu luôn là loại dược liệu đáng tin cậy để sử dụng khi gặp các vấn đề về da như: bệnh hắc lào, bệnh tôcơlô (tokelau), bệnh sang bạc hàn vòng (herpes circiné). Và cho đến tận bây giờ, muồng trâu vẫn luôn luôn được xem là loài thực vật quý và là thành phần vàng để trị các bệnh về da.

Thông tin khoa học về muồng trâu 

Muồng trâu có tên khoa học là Cassia alata L. thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Muồng trâu chủ yếu phân bố ở các khu vực châu Mỹ, vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi, một số đảo ở Thái Bình Dương, phía bắc và đông châu Úc [1].

Muồng trâu có thành phần hóa học chủ yếu là các hợp chất phenol như anthranoid và flavonioid. Các thành phần còn lại khác như acid béo, steroid và terpernoid. Các thành phần này có khả năng chống viêm rất tốt [2].

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh tác dụng kháng viêm, giảm đau của alkaloid cassiaindolin phân lập từ lá muồng trâu là rất khả quan qua các nghiên cứu[3].

Lá muồng trâu khô

 ( nguồn: https://richsolfoods.ca/products/casia-alata-leaf)
 

Công dụng tuyệt vời từ bài thuốc cổ truyền đến những nghiên cứu khoa học hiện đạị

Lá muồng trâu từ xa xưa đã được biết như một loài thuốc để chữa bệnh Hắc lào. Bệnh nấm da, hay Hắc lào, là bệnh do vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây nên, ba loại thường gặp nhất là: Microsporum, Trychophyton và Epidermophyton. Các hoạt chất được chiết xuất từ lá muồng trâu có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại nấm như Trichophyton rubrum, Microsporum gypseum, Epidermophyton inguinale, Pityriasis versicolor. Nếu nồng đồ càng cao thì thời gian duy trì tính kháng nấm của dược liệu càng lâu [4][5]. 

Các nghiên cứu cho thấy rằng dịch chiết từ lá muồng trâu có tác dụng diệt sán dây gà và sán dây chuột với kết quả cao khi nồng độ dịch chiết được tăng lên [3]. 

Ngoài ra, dịch chiết methanol từ lá muồng trâu còn cho thấy tính kháng khuẩn tiềm năng đối với một số chủng vi khuẩn như Streptococcus pyogenes, Pseudomonas aeruginosa,...[3]

Bột lá muồng trâu

(Nguồn: https://www.ebay.com/itm/353145023927)
 

Xà phòng muồng trâu Coboté có gì?

Đầu tiên, là thành phần dược liệu được xay nhuyễn từ lá muồng trâu có tính kháng viêm tự nhiên. Việc kết hợp lá muồng trầu vào xà phòng không những giúp làm sạch cơ thể khỏi bụi bẩn mà còn giúp da khỏe mạnh hơn, phòng ngừa và chữa trị các bệnh ngoài da. 

Bên cạnh đó, để sản phẩm được tối ưu hóa khả năng làm sạch, kháng khuẩn cũng như giữ được độ mềm mượt cho làn da, các nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc từ dừa được sử dụng:

1.Sữa dừa được sử dụng để làm mềm và mịn da, và có thể loại bỏ các bụi bẩn tích tụ, bởi vì sữa dừa rất giàu axit béo tự nhiên có chứa chất khử trùng [6].
2.Dầu dừa khi kết hợp với xút (Sodium Hydroxide), dầu sinh thêm tính năng làm sạch, kháng khuẩn tốt vào xà phòng [7].
Và cuối cùng không thể thiếu đó là chiết xuất nha đam giúp làm dịu da khỏi các vết bỏng hoặc tổn thương do ánh nắng mặt trời. 

Xà phòng muồng trâu Coboté

Với bảng thành phần sạch, đơn giản và những nguyên liệu từ thiên nhiên, chúng tôi tin rằng đây sẽ là là sản phẩm dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những bạn da nhạy cảm. 

(Tổng hợp: Huỳnh Như Thảo, 2022 June 15)

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 

[1] Fatmawati, S., Purnomo, A. S., & Bakar, M. F. A. (2020). Chemical constituents, usage, and pharmacological activity of Cassia alata. Heliyon, 6(7), e04396.

[2] A Lewis et al (2011). Anti-inflammatory activities of Cassia alata leaf extract in Complete Freund’s adjuvant arthritis in rats. The West Indian medical journal. 60(6), 615 – 21. 

[3]Villaseñor, I. M., & Sanchez, A. C. (2009). Cassiaindoline, a New Analgesic and Anti-Infl ammatory Alkaloid from Cassia alata. Zeitschrift für Naturforschung C, 64(5-6), 335-338.

[4]. Ramasamy Anandan et al (2009). Hepatoprotective Activity of the Infusion of the Dried Leaves of Cassia Alata Linn. Biomedical and Pharmacology Journal. 2(1), 113 – 116.

[5]. S. Damodaran et al (1994). A study on the therapeutic efficacy of Cassia alata, Linn. leaf extract against Pityriasis Versicolor. Journal of Ethnopharmacology. 42(1), 19 – 23.

[6] Kusstianti, N., & Usodoningtyas, S. (2020, October). Coconut Milk as an Alternative of Cosmetic Material for Thinning Hyperpigmentation on the Face Skin. In Advances in Engineering Research, Proceedings of the International Joint Conference on Science and Engineering (IJCSE 2020), Universitas Negeri Surabaya, Surabaya, Indonesia (Vol. 20, pp. 310-313).

[7] Canapi, E. C., Agustin, Y. T., Moro, E. A., Pedrosa Jr, E., & Bendaño, M. L. J. (2005). Coconut oil. Bailey's industrial oil and fat products.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: