HAIR SWELLING – HIỆN TƯỢNG TRƯƠNG NỞ CỦA TÓC KHI GẶP NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ TÓC KHỎI HAIR SWELLING

0  Bình luận | 29/08/2022

“Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Từ xưa, tóc đã được xem là đặc điểm nhận diện và tạo nên sự khác biệt cho mỗi cá nhân. Nhờ vào đặc điểm dễ dàng thay đổi hình thái như độ dài, màu sắc, hình dạng, tóc dần trở thành công cụ để mọi người đưa ra những tuyên bố cá nhân như sự quyến rũ, dịu dàng hay nổi loạn. Đa số đều tin rằng tóc chỉ có vai trò làm đẹp và vì vậy mà tầm quan trọng của việc dưỡng tóc khỏe đẹp từ bên trong thường bị bỏ quên. 

1. Cấu trúc của tóc [1]

Tóc được cấu thành từ ba lớp: Vùng biểu bì (chứa nhiều biểu bì và phức hợp màng tế bào – CMC), vùng vỏ (chứa vỏ và phức hợp màng tế bào – CMC) và vùng tủy (Hình 1). 
-    Vùng biểu bì: Bao gồm một lớp thượng bì lipid kỵ nước bên ngoài, xếp chồng lên nhau theo hình vảy cá. Thành phần chính của lớp lipid này là một lớp đơn phân tử liên kết cộng hóa trị của một axit béo, phân nhánh - axit 18-metyl eicosanoic (Hình 2). Lớp biểu bì bình thường có vẻ mịn màng, cho phép phản xạ ánh sáng và hạn chế ma sát giữa các sợi tóc. Nó chịu trách nhiệm tạo ra độ bóng và kết cấu của tóc. [2]
-    Vùng vỏ: Các tế bào vỏ bao quanh một tủy trung tâm và thường không liên tục, chiếm 85-90% tổng khối lượng của sợi tóc, được tạo thành từ protein mềm hơn lớp biểu bì và quyết định độ chắc khỏe, mềm mại và linh hoạt của tóc. Lớp vỏ quyết định nhiều tính chất cơ học của tóc. 
Lớp vỏ bao gồm các tế bào vỏ hình trục xếp chặt chẽ chứa đầy các sợi keratin được định hướng song song với trục dọc của sợi tóc. Các sợi keratin này có một số lượng lớn dư lượng cysteine chứa lưu huỳnh. Dư lượng cysteine trong các sợi keratin liền kề tạo thành các liên kết disulfide cộng hóa trị tạo thành một liên kết ngang bền vững giữa các chuỗi keratin liền kề. Các liên kết disulfide đóng góp nhiều vào hình dạng, sự ổn định và kết cấu của tóc. Các liên kết disulfide này vẫn còn nguyên vẹn khi tóc ướt cho phép tóc trở lại hình dạng ban đầu. [2]
-    Vùng tủy: Là lớp trong cùng, thường chỉ hiện diện ở các loại tóc dày, ít bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.

 

Hình 1. Cấu tạo 3 lớp của sợi tóc

 

Hình 2. Cấu trúc của 3-Methyleicosanoic acid [2]


2. Hiện tượng Hair Swelling là gì?

Hiện tượng Hair Swelling: Chỉ việc tóc trương lên do hấp thụ nước quá mức. Cụ thể, khi ướt, tóc có thể được duỗi ra, dài hơn khoảng 30% chiều dài ban đầu mà không bị hư hại; tuy nhiên, tóc không thể quay ngược trở lại hình dạng ban đầu khi bị kéo dãn từ 30 đến 70%. Kéo dài đến 80% gây ra đứt gãy tóc. [3]

Hiện tượng này liên quan trực tiếp đến độ xốp của tóc:
-    Tóc có độ xốp thấp: Là tóc khỏe mạnh, biểu bì tóc xếp lớp thẳng thớm lên nhau và rất khít khiến tóc khó thấm nước, ít xảy ra hiện tượng trương nở của tóc.
-    Tóc có độ xốp cao: Tóc có lớp biểu bì mở rộng khiến độ ẩm đi ra và vào dễ dàng, tóc dễ thấm nước nhưng cũng rất nhanh khô như nhà không cửa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này thường do ảnh hưởng có hóa chất, nhiệt độ như uốn, duỗi, nhuộm, làm bẻ gãy các liên kết di-sulfide bên trong lớp vỏ. Nghiên cứu cho thấy rằng các loại tóc xốp thường có tăng trọng lượng gấp 12-18% so với tóc có độ xốp thấp. [2]
Bên cạnh ảnh hưởng do tóc tiếp xúc trực tiếp với nước, các chất tẩy rửa thường gặp trong dầu gội đầu có trọng lượng phân tử thấp như SLS (Sodium Lauryl Sulfate) cũng có thể dễ dàng thâm nhập vào cấu trúc của tóc, cản trở sự tái cấu trúc của các liên kết trong tóc như liên kết hydro, làm tóc yếu đi. [4]

 

Hình 3. Hiện tượng Hair Swelling

3. Cách khắc phục: Pre-shampoo và Hair Oil Cobote 

Ủ tóc bằng dầu trước khi gội đầu đã được chứng minh là làm giảm độ trương phồng của lớp biểu bì, do đó có thể ngăn ngừa tổn thương trong quá trình chải tóc lúc ướt [5]. Như giải thích ở mục trên, hiện tượng ngậm và nhả nước lặp đi lặp lại, được gọi là hair swelling, là nguyên nhân phổ biến gây hư tổn tóc [6]. 
Trong tất cả các loại dầu, dầu dừa được nghiên cứu cho thấy có công dụng chống hư tổn gây ra do hair swelling hiệu quả nhất [5], [7]. Dầu dừa, chứa các chất phân cực và kỵ nước, có ái lực cao với vỏ của sợi tóc, cho phép nó thấm sâu hơn và ngăn ngừa tóc phồng bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của nước (Hình 4). 
Nghiên cứu của SB Ruetsch và cộng sự đã cho thấy dầu dừa làm giảm 48% độ phồng của gây ra do nước so với tóc không được ủ bằng dầu dừa [5]. Dầu khoáng cũng có khả năng làm giảm độ trương nở do tính kỵ nước của nó nhưng không thể thấm sâu vào lớp vỏ của tóc do trọng lượng phân tử cao và thiếu phân cực so với dầu dừa [5]. 
Phương pháp ủ dầu lên tóc trước khi gội còn được gọi là “prepooing” sẽ giúp giảm hư tổn, gãy rụng cho tóc, nhất là khi dầu ủ được sử dụng là dầu dừa nguyên chất được tách chiết từ phương pháp ly tâm. [8]