-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
DẦU SÚC MIỆNG TỪ DẦU DỪA - GIÚP BẠN TRÁNH XA CÁC VẤN ĐỀ VỀ RĂNG MIỆNG
0 Bình luận | 09/06/2022
Dầu súc miệng - một sản phẩm vẫn còn lạ lẫm đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người khắp thế giới đã và đang sử dụng nó như một bảo bối thần kì để bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của vi khuẩn và giúp loại bỏ các vụn thức ăn thừa.
Trong y học Ayurvedic, súc dầu (oil pulling) được cho là có thể chữa hơn ba mươi bệnh toàn thân, từ bệnh tiểu đường đến bệnh hen suyễn. Phương pháp này đã từng được sử dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ ở tiểu lục địa Ấn Độ và hiện đã có mặt trên toàn cầu [1].
Súc miệng bằng dầu được cho là có thể mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng [2]:
- Cải thiện sức khỏe nướu với giảm viêm và chảy máu.
- Giải quyết các triệu chứng khô miệng, cổ họng và môi nứt nẻ.
- Giúp răng trắng hơn, giảm chứng hôi miệng và cải thiện vệ sinh răng miệng.
Khi chúng ta súc miệng bằng dầu, vi khuẩn dễ dàng bị cuốn đi và hòa tan trong chất béo trong dầu. Qua đó, dầu súc miệng giúp loại bỏ độc tố ra khỏi răng miệng và phá vỡ các mảng bám trên răng.
Dầu súc miệng của Coboté có những thành phần gì?
Dầu súc miệng Coboté
Thành phần chính là dầu dừa, loại dầu khá phổ biến ở nước ta về nhiều công dụng tuyệt vời cũng như độ an toàn khi sử dụng.
Dầu dừa được cấu tạo chủ yếu từ các axit béo chuỗi trung bình. Khoảng 50% các axit béo chuỗi trung bình này là axit lauric, được biết đến với lợi ích kháng khuẩn và chống viêm.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm sử dụng các mô hình màng sinh học đã chứng minh các đặc tính kháng khuẩn của dầu dừa chống lại các vi khuẩn gây sâu răng và nấm miệng, Streptococcus mutans và Candida albicans [3].
Ngoài thành phần dầu dừa, Coboté còn kết hợp thêm vào hương cam và bạc hà giúp tạo cảm giác the mát và sảng khoái khi sử dụng.
Vậy nên, để bảo vệ răng miệng khỏi những độc tố hay vi khuẩn có hại, chúng ta nên thường xuyên sử dụng dầu súc miệng bên cạnh việc đánh răng hàng ngày.
(Tổng hợp: Huỳnh Như Thảo, 2022 June 09)
Tài liệu tham khảo
[1] Hebbar, A., Keluskar, V., & Shetti, A. (2010). Oil pulling–Unraveling the path to mystic cure. J Int Oral Health, 2(4), 11-15.
[2] Shanbhag, V. K. L. (2017). Oil pulling for maintaining oral hygiene–A review. Journal of traditional and complementary medicine, 7(1), 106-109.
[3] Kaushik, M., Reddy, P., Sharma, R., Udameshi, P., Mehra, N., & Marwaha, A. (2016). The effect of coconut oil pulling on Streptococcus mutans count in saliva in comparison with chlorhexidine mouthwash. J Contemp Dent Pract, 17(1), 38-41.