DẦU MASSAGE VÀ CHĂM SÓC BÉ COBOTÉ – CHUNG TAY CÙNG BẠN PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN SỨC KHỎE TINH THẦN VÀ THỂ CHẤT CHO TRẺ

0  Bình luận | 22/06/2022

Da của trẻ sơ sinh rất mong manh nên dễ bị khô, kích ứng, mẩn ngứa ngay cả trong điều kiện thường. Vì thế việc chăm sóc bằng dầu dưỡng thể cùng các động tác massage nhẹ nhàng hàng ngày là liệu pháp chăm sóc da bé một cách hiệu quả, giúp lưu thông khí huyết, hoàn thiện và phát triển cấu trúc và chức năng các hệ cơ quan của bé.

Xoa bóp cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đã được áp dụng trên phạm vi toàn cầu và được các bác sĩ ủng hộ rộng rãi trong hơn hai thập kỷ qua. Những tác động tích cực được mô tả bao gồm: [1]

1.Tăng cân
2.Ngủ ngon
3.Phát triển thần kinh vận động nhiều hơn
4.Gắn kết cảm xúc với người thân
5.Giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện ở trẻ sơ sinh và trẻ sinh non
Chính vì vậy, những lợi ích của liệu pháp massage đối với trẻ sơ sinh là không thể bàn cãi. Massage bằng dầu ở trẻ sơ sinh lần đầu liên được giới thiệu ở Trung Quốc khoảng hai thế kỷ trước công nguyên và sự kết hợp này được chứng minh hữu ích hơn nhiều so với việc massage đơn giản thông thường. [2]

Tại sao da bé cần được chăm sóc đặc biệt bằng dầu dưỡng?
Da của trẻ sơ sinh được đặc trưng bởi việc mỏng manh và dễ tổn thương. Có lẽ mọi người đều biết rằng da bé dễ mắc phải các bệnh da liễu như hăm tã, cùng với sự gia tăng của số ca mắc viêm da dị ứng ở độ tuổi sơ sinh trong một vài thập kỷ trở lại đây. Nguyên nhân của các bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường được cho là do việc chăm sóc da bé sai cách hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da quá mạnh dễ gây kích ứng cho làn da của bé. [3]

Do đó, rất nhiều nghiên cứu gần đây đã khám phá và mô tả một cách chi tiết về sự khác biệt giữa da trẻ sơ sinh và da người trưởng thành về Cấu trúc, Chức năng và Thành phần Hóa sinh. Hãy cùng điểm qua các sự khác biệt này để tìm ra phương pháp chăm da bé một cách đúng đắn:

1.Về cấu trúc: Nghiên cứu chỉ ra rằng lớp sừng của da bé mỏng hơn khoảng 30% so với da người lớn và lớp biểu bì mỏng hơn khoảng 20-30% so với da người trưởng thành. Hơn nữa, tế bào da của bé cũng nhỏ hơn, không khít nhau và các sợi collagen cũng mỏng hơn, điều này làm cho da bé dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời và các tác nhân sinh hóa bên ngoài (Hình 1). [4]

Hình 1. Khác biệt giữa da trẻ em (Baby 9 months) và da người trưởng thành (Adult 26 years

2.Chức năng giữ ẩm của da được tính toán dựa vào tỉ lệ thoát nước qua da, và trong những nghiên cứu gần đây, da của trẻ em cho thấy rằng có tỉ lệ thoát nước qua da (TEWL) cao hơn hẳn so với người trưởng thành. Những nghiên cứu này càng khẳng định thêm về giả thuyết rằng hàng rào da của trẻ chưa hoàn thiện và do đó dễ bị tác động bởi các yếu tố nhiệt, hóa chất, ô nhiễm hoặc vi khuẩn, vi sinh vật. [5]

3.Thành phần hóa sinh: Các sản phẩm trong quá trình phân hủy protein như amino acids, urea, pyrrolidone carboxylic acid, ornithine, citrulline, urocanic acid… đóng vai trò là chất giữ ẩm cho da bằng cách kết dính lại với nhau và giữ nước để duy trì độ ẩm cho lớp sừng của da. Các thành phần này thường được gọi là Các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMFs) của da. Nồng độ NMFs này ở trẻ ít hơn hẳn so với người trưởng thành. Hơn nữa, do tuyến bã nhờn ở trẻ em chưa phát triển, da của trẻ không thể tiết các loại lipid cần thiết để chống lại các tác động từ môi trường. Cũng chính vì nồng độ NMFs thấp và sự thiếu hụt các lipids cần thiết mà da bé yếu ớt hơn da người trưởng thành rất nhiều. [5]

Dầu dưỡng cho bé Cobote là lựa chọn hoàn hảo cho làn da thuần khiết của bé

Hình 2. Dầu Massage và chăm sóc bé – Nourish & Care Baby Oil

Trên thực tế, dầu massage cho trẻ sơ sinh đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên không phải tất cả các loại dầu đều được sản xuất giống nhau và không phải loại nào cũng tốt cho da của bé.

Dầu thực vật cho thấy ít nguy cơ gây dị ứng cho trẻ hơn. Việc xoa bóp bằng dầu tự nhiên cho thấy trẻ ít quấy khóc hơn, tăng hoạt động của thần kinh phế vị (vagal activity) và giảm nồng độ cortisol, hai yếu tố gây ra căng thẳng và quấy khóc ở trẻ sơ sinh, nhờ đó mà tinh thần của trẻ được thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ. [6]

Áp dụng khoa học vào thực tiễn, Dầu massge và chăm sóc bé Coboté đã nghiên cứu thật kỹ lưỡng để tạo ra hệ dầu nền từ thực vật, phù hợp chất với làn da mỏng manh của bé, bao gồm:

Dầu dừa tươi (Virgin Coconut Oil) của Cobote sử dụng được tạo thành từ phương pháp ly tâm, không bị trải qua quá trình xử lý nhiệt nên giữ lại những thành phần tinh khiết nhất cho làn da của trẻ. Dầu dừa được cấu thành từ hỗn hợp của các acid ngắn và trung bình, có hàm lượng cao lauric acid (44%) và myristic acid (16.8%). Hai loại acid này có tác dụng kháng vi-rút, kháng khuẩn, kháng nấm, giúp duy trì hàng rào khỏe mạnh cho da bé [7]. Một nghiên cứu so sánh giữa dầu dừa và dầu khoáng đã cho thấy rằng trẻ em được massage bởi dầu dừa tăng cân vượt trội hơn hẳn so với dầu khoáng. [8] Ngoài ra dầu dừa còn giàu triglyceride oils, có thể tương tác trực tiếp với protein, do đó các phân tử dầu dừa có thể tương tác trực tiếp với proteins trên da, nhờ đó làm giảm các kích ứng gây ra khi tiếp xúc với chất tẩy rửa như sữa tắm hay dầu gội đầu. [9]

Dầu mè là một trong những lựa chọn hàng đầu cho dầu dưỡng thể, kể cả cho người lớn và trẻ em. Dầu mè có tỉ lệ oleic acid khoảng 35.9%-42.3% và linolenic acid khoảng 41.5%-47.9% [10]. Trong khi oleic acid giúp bảo vệ, củng cố hàng rào giữ ẩm cho da của trẻ, tránh tình trạng thoát nước qua da (TEWL), linolenic acid giúp dầu dễ dàng thẩm thấu qua da, để lại độ ẩm vừa phải mà không gây nhờn rít. [11] Massage bằng dầu mè cũng cho thấy khả năng cải thiện hệ thống tuần hoàn của trẻ sơ sinh rõ rệt, trong khi sử dụng dầu khoáng (mineral oil) làm giảm lưu lượng máu. [1]


Tinh dầu tràm gió được sử dụng trong dầu dưỡng cho bé được chiết xuất từ cành và lá cây tràm gió (Melaleuca cajuputi). Tinh dầu tràm gió được thu hoạch tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam có chứa tỉ lệ cao eucalyptol (27.512%), γ-terpinene (8.59%), terpinolene (9.047%), β-eudesmene (3.359%), α-selinene (3.889%), α-terpineol (4.108%), 1R-α-pinene (2.158%), caryophyllene (6.48%) and α-caryophyllene (3.522%). [12]

Các công dụng đặc biệt của tinh dầu tràm gió:

1.Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp do có tỉ lệ cao cineol hay eucaltyptol– hoạt chất thường được sử dụng trong thuốc điều trị bệnh đường hô hấp. [13]
2.Chống viêm – kháng khuẩn. Từ lâu, tràm gió đã được chứng minh với các đặc tính kháng nấm, kháng viêm, chống oxy hóa. Trong nhiều liều thuốc dân gian, tràm gió được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi-rút, vi khuẩn, đặc biệt là để chăm sóc mẹ sau sinh và trẻ em. [14], [15]Chính vì thế bảo vệ trẻ em khỏi côn trùng, đặc biệt là muỗi đốt là vấn đề các mẹ nên quan tâm hàng đầu. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19, có nhiều tài liệu chỉ ra rằng tinh dầu tràm gió rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của Sars-Cov-2. [16]
3.Đuổi côn trùng và điều trị vết côn trùng cắn. Các vết cắn từ côn trùng luôn là mối đe dọa lớn trên toàn cầu và luôn được tổ chức y tế thế giới WHO cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của chúng. Nghiên cứu của Ellis Johnson tại đại học Nebraska-Lincoln đã chỉ ra rằng tràm gió có tiềm năng cao trong việc chống muỗi, thời gian ngăn muỗi kéo dài tới 60 phút. Đặc biệt, nó có khả năng chống cả các loại muỗi kháng pyrethroid (một hoạt chất phổ biến được sử dụng trong thuốc chống muỗi ngày nay). [17]
CÁCH SỬ DỤNG DẦU DƯỠNG MASSAGE CHO BÉ
Ba mẹ hoặc người chăm sóc cho bé phải được hướng dẫn đúng cách để tránh xoa bóp quá mạnh có thể gây tổn thương cơ thể cũng tăng khả năng nhiễm trùng.

Well Baby Clinic – Dịch vụ chăm sóc trẻ em hàng đầu tại Ấn Độ đã đưa ra hướng dẫn xoa bóp cho trẻ em trong vòng 10 phút, được phát triển dựa trên liệu pháp xoa bóp từ xa xưa của Thụy Điển. Phương pháp hướng dẫn massage được thực hiện trước hết ở vùng chân và bàn chân của bé trong khoảng 4 phút, sau đó là lưng (1 phút), ngực và bụng (45 giây) và cuối cùng là mặt và đầu (15 giây). Tổng cộng của chu trình massage ngày sẽ kéo dài trong khoảng 10 phút. [1]

Các bạn hãy lưu ý phương pháp massage này để mang đến trải nghiệm dễ chịu và thư giãn nhất cho bé nhé!

Tổng hợp: Huỳnh Như Thảo (2022 June 22)

REFERENCES

[1]      K. Agarwal, A. Gupta, R. Pushkarna, K. Bhargava, M. Faridi, and M. Prabhu, “Effects of massage & use of oil on growth, blood flow & sleep pattern in infants,” Indian J. Med. Res., vol. 112, pp. 212–7, Jan. 2001.

[2]      Dhar, “Oil massage in babies: Indian perspectives.” https://www.ijpd.in/article.asp?issn=2319-7250;year=2013;volume=14;issue=1;spage=1;epage=3;aulast=Dhar (accessed Jun. 11, 2022).

[3]      A. J. Mancini, K. Kaulback, and S. L. Chamlin, “The socioeconomic impact of atopic dermatitis in the United States: a systematic review,” Pediatr. Dermatol., vol. 25, no. 1, pp. 1–6, Feb. 2008, doi: 10.1111/j.1525-1470.2007.00572.x.

[4]      “Visualization of infant skin structure and morphology using in vivo confocal microscopy,” J. Am. Acad. Dermatol., vol. 56, no. 2, p. AB4, Feb. 2007, doi: 10.1016/j.jaad.2006.10.067.

[5]      J. Nikolovski, G. N. Stamatas, N. Kollias, and B. C. Wiegand, “Barrier function and water-holding and transport properties of infant stratum corneum are different from adult and continue to develop through the first year of life,” J. Invest. Dermatol., vol. 128, no. 7, pp. 1728–1736, Jul. 2008, doi: 10.1038/sj.jid.5701239.

[6]      T. Field, M. Diego, and M. Hernandez-Reif, “Preterm Infant Massage Therapy Research: A Review,” Infant Behav. Dev., vol. 33, no. 2, pp. 115–124, Apr. 2010, doi: 10.1016/j.infbeh.2009.12.004.

[7]      D. C. Widianingrum, C. T. Noviandi, and S. I. O. Salasia, “Antibacterial and immunomodulator activities of virgin coconut oil (VCO) against Staphylococcus aureus,” Heliyon, vol. 5, no. 10, p. e02612, Oct. 2019, doi: 10.1016/j.heliyon.2019.e02612.

[8]      K. Sankaranarayanan, J. A. Mondkar, M. M. Chauhan, B. M. Mascarenhas, A. R. Mainkar, and R. Y. Salvi, “Oil massage in neonates: an open randomized controlled study of coconut versus mineral oil,” Indian Pediatr., vol. 42, no. 9, pp. 877–884, Sep. 2005.

[9]      “A comparison between triglyceride oil and mineral oil in their ability to reduce surfactant-induced irritation and their interactions with corneum proteins and lipids,” J. Am. Acad. Dermatol., vol. 66, no. 4, p. AB34, Apr. 2012, doi: 10.1016/j.jaad.2011.11.151.

[10]    C. Wacal et al., “Fatty Acid Composition of Sesame (Sesamum indicum L.) Seeds in Relation to Yield and Soil Chemical Properties on Continuously Monocropped Upland Fields Converted from Paddy Fields,” Agronomy, vol. 9, no. 12, Art. no. 12, Dec. 2019, doi: 10.3390/agronomy9120801.

[11]    “DẦU DƯỠNG VS. KEM DƯỠNG: ĐÂU MỚI LÀ CHÂN ÁI TRONG HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG HÀNG RÀO GIỮ ẨM CHO LÀN DA CỦA BẠN?,” Coboté - Chuyên gia chăm sóc vẻ đẹp tự nhiên từ dừa. https://www.cobote.vn/blogs/bi-quyet-dep-tu-nhien/dau-duong-vs-kem-duong-dau-moi-la-chan-ai-trong-hanh-trinh-xay-dung (accessed Jun. 18, 2022).

[12]    “Asian Journal of Chemistry ::” https://asianjournalofchemistry.co.in/user/journal/viewarticle.aspx?ArticleID=32_9_16 (accessed Jun. 18, 2022).

[13]    J. Shao et al., “Effects of Different Doses of Eucalyptus Oil From Eucalyptus globulus Labill on Respiratory Tract Immunity and Immune Function in Healthy Rats,” Front. Pharmacol., vol. 11, 2020, Accessed: Jun. 18, 2022. [Online]. Available: https://www.frontiersin.org/article/10.3389/fphar.2020.01287

[14]    J. Zhang, H. Wu, D. Jiang, Y. Yang, W. Tang, and K. Xu, “The antifungal activity of essential oil from Melaleuca leucadendra (L.) L. grown in China and its synergistic effects with conventional antibiotics against Candida,” Nat. Prod. Res., vol. 33, no. 17, pp. 2545–2548, Sep. 2019, doi: 10.1080/14786419.2018.1448979.

[15]    S. Tariq et al., “A comprehensive review of the antibacterial, antifungal and antiviral potential of essential oils and their chemical constituents against drug-resistant microbial pathogens,” Microb. Pathog., vol. 134, p. 103580, Sep. 2019, doi: 10.1016/j.micpath.2019.103580.

[16]    T. T. A. My et al., “Evaluation of the Inhibitory Activities of COVID‐19 of Melaleuca cajuputi Oil Using Docking Simulation,” Chemistryselect, vol. 5, no. 21, pp. 6312–6320, Jun. 2020, doi: 10.1002/slct.202000822.

[17]    E. Johnson, “Examination of Cajeput Oil (Melaleuca cajuputi) Phytochemicals as Tools to Manage the Yellow Fever Mosquito (Aedes aegypti L.),” p. 134.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: