DẦU DƯỠNG VS. KEM DƯỠNG: ĐÂU MỚI LÀ CHÂN ÁI TRONG HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG HÀNG RÀO GIỮ ẨM CHO LÀN DA CỦA BẠN?

0  Bình luận | 01/06/2022

Việc sử dụng dầu dưỡng da chỉ mới bắt đầu trở nên phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. Nếu bạn đã quá quen thuộc với việc sử dụng kem dưỡng cho quy trình chăm sóc da thì đã đến lúc thử chuyển sang sử dụng dầu dưỡng để thu lại những lợi ích tuyệt vời cho làn da!
Các loại dầu thực vật tự nhiên thường được khuyên dùng để chăm sóc da, được biết đến với khả năng dưỡng ẩm cho da bằng cách hỗ trợ các loại lipid tự nhiên của lớp sừng hóa trên da, nhằm củng cố hàng rào giữ ẩm cho da của bạn được chắc chắn hơn [1].

Vậy vai trò thật sự của dầu dưỡng là gì?

Vai trò, so sánh với kem dưỡng
Dầu dưỡng được sử dụng được biết đến với 4 công dụng chính như sau, chi tiết được mô tả qua Hình 1:

1.Dưỡng ẩm, khóa ẩm, củng cố lớp màng bảo vệ da
2.Làm dịu da, giảm kích ứng (sau khi đi nắng hoặc tẩy lông, chỉ cần bôi lớp dầu dưỡng, bạn có thể cảm thấy dịu da, đỡ rát đỏ ngay lập tức)
3.Giảm viêm
4.Đối với một số loại dầu có kết cấu mỏng nhẹ, có thể được sử dụng để thoa nhẹ lên da mặt trước khi make-up giúp giữ lớp trang điểm lâu hơn.


Hình 1. [2] Cơ chế sửa chữa hàng rào bảo vệ da của các loại dầu tự nhiên.

a/ Lớp sừng (Stratum Corneum) là một phần quan trọng của hàng rào bảo vệ da, nó bao gồm các tế bào sừng (corneocyte) được sắp xếp chặt chẽ, các yếu tố giữ ẩm tự nhiên và các lipid nội bào cần thiết để duy trì độ ẩm và hoạt động bình thường của lớp sừng. Hàng rào bảo vệ của làn da khỏe mạnh có khả năng chống lại mất nước qua da, chất kích ứng, chất tẩy rửa, và sự xâm nhập của vi sinh vật.

b/ Lớp sừng bị hư tổn biểu hiện rõ qua việc mất nước ở tầng biểu bì (TEWL), giảm khả năng giữ nước và tăng pH. Hàng rào da khi bị hư tổn sẽ dễ dẫn đến quá trình sinh bệnh của các bệnh về da khác như viêm da dị ứng hay viêm da tiếp xúc do sự len lỏi thâm nhập của các chất kích ứng, chất gây dị ứng và các vi sinh vật có hại.

c/ Các loại dầu tự nhiên có thể giúp sửa chữa hàng rào bảo vệ da bằng cách bổ sung lipid nội bào, tạo ra lớp màng khóa ẩm, cải thiện khả năng giữ nước của lớp sừng, giảm viêm và giảm vi khuẩn.

So sánh với kem dưỡng:

 

Dầu dưỡng

Kem dưỡng

Thành phần

Các thành phần tan dầu

Hỗn hợp dầu và nước

Ưu điểm

1/ Thành phần là những hợp chất tan dầu, ít gây kích ứng

2/ Tiết kiệm vì dầu có khả năng dàn trải tốt, chỉ cần một lượng nhỏ dầu có thể massage lan ra khu vực rộng

Dễ thẩm thấu do cấu trúc giống với hàng rào hydrolipid của da

Nhược điểm

Có thể gây nhờn rít do khó thấm

Có thể gây kích ứng do thành phần có một số phụ gia như chất nhũ hóa, chất bảo quản

Dầu dưỡng thể phù hợp với làn da nào?
Da khô

Dầu dưỡng thể đặc biệt phù hợp với da khô. Các loại dầu chứa hàm lượng cao oleic acid là thành phần lý tưởng để ngăn chặn quá trình mất nước qua da của các nàng da khô.

Axit oleic là một axit béo không bão hòa đơn (MUFA) được tìm thấy trong dầu thực vật và các loại hạt. Axit oleic được sản xuất bởi cơ thể của chúng ta và còn được gọi là Omega-9. Nó thường bao quanh màng tế bào để đảm bảo màng tế bào đủ dày và do đó đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các khoáng chất quan trọng ra và vào tế bào. Axit oleic trong các sản phẩm chăm sóc da có kết cấu dày, đặc và cho độ dưỡng ẩm cao. Trong trường hợp bạn có làn da khô bẩm sinh, do lão hóa hay dễ bong tróc vào mùa lạnh thì các loại dầu thực vật có hàm lượng oleic acid cao chắc chắn là lựa chọn số một.

Da dầu

Mình biết rằng rất nhiều bạn da dầu mụn sẽ có nỗi sợ nhất định đối với các sản phẩm chứa dầu. Tuy nhiên, ngược lại với định kiến này, dầu dưỡng lại có thể giải quyết vấn đề dầu nhờn trên da của bạn tận gốc rễ. Thực tế, bã nhờn tự nhiên trên da được tạo thành từ squalane, cholesterol, các dầu ester và axit béo [3]. Đối với làn da khỏe mạnh, các axit béo này được tuyến bả nhờn điều tiết, sản sinh ra ở mức cân bằng:

1/ Axit oleic, axit béo omega-9, có độ sệt và nhờn

2/ Axit linoleic (được gọi là vitamin F), axit béo thiết yếu omega-6, có kết cấu mỏng và nhẹ

Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhờn hoặc dễ bị mụn trứng cá, nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ này có nhiều khả năng bị mất cân bằng, trong đó da của bạn thiếu axit linoleic và có quá nhiều axit oleic [4] . Việc có hàm lượng axit linoleic thấp hơn trong da sẽ khiến lượng bã nhờn tiết ra nhiều hơn và đặc hơn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, nổi mụn và mụn đầu đen [5].

Vậy nên, giải pháp cho da nhờn là bổ sung lượng linoleic acid bị thiếu hụt và cân bằng lại lượng dầu tự nhiên của da bằng cách bổ sung quy trình chăm sóc da của mình bằng một loại dầu dưỡng da giàu axit linoleic. Một nghiên cứu do CED (Clinical and Experimental Dermatology) thực hiện đã chỉ ra rằng việc sử dụng linoleic acid đã giảm được đến 25% vùng mụn sau một tháng sử dụng [6].

Dầu dưỡng thể Coboté có gì?

Hình 2. Bốn loại dầu dưỡng thể của Coboté

Coboté Coconut Mood Boost Body Oil là hỗn hợp của dầu dừa, dầu mè, dầu cám gạo tạo ra được tỉ lệ linoleic và oleic acid phù hợp. Kết hợp tinh dầu làm tăng tính thấm vào da và trị liệu.

  • Dầu dừa chứa 1.6% linoleic acid, 6.2% oleic acid. Dầu dừa cũng giàu lauric acid (chiếm tới 47%), một acid béo mạch ngắn có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh về da nổi bật như Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus (SA) và S. epidermidis.
  • Dầu mè chứa 28.4% linoleic acid, 28.6% oleic acid
  • Dầu cám gạo chứa 29.6% linoleic acid và 43.9% oleic acid.
  • Ngoài ra, để khắc phục nhược điểm của dầu dưỡng thường gây cảm giác nhờn rít cho da, dầu dưỡng thể Coboté kết hợp các loại tinh dầu để tăng khả năng thẩm thấu qua da. Theo nghiên cứu của Ufuk Coca và cộng sự đăng tải trên tạp chí Journal of Dermatology and Skin vào năm 2020, tinh dầu được xem như chất tăng tính thấm qua da của nhiều hoạt chất và các loại dầu thực vật. [7] Việc sử dụng tinh dầu kết hợp với dầu dừa cũng có nhiều tác động tích cực đến trẻ sơ sinh. [8]

Aromatherapy hay còn gọi là liệu pháp tinh dầu trở nên nổi bật những năm gần đây khi mọi người bắt đầu quan tâm nhiều hơn về sức khỏe tinh thần. “Chính các loại tinh dầu đã giúp tôi thoát khỏi đống thuốc an thần năm năm trước”, việc kết hợp các loại tinh dầu thích hợp có thể mang lại những phương thức tự nhiên để điều trị không ít các vấn đề sức khỏe, từ lo âu, suy sụp tinh thần, cho tới mất cân bằng hormones, khó tiêu, rối loạn giấc ngủ và cả các bệnh tự miễn. (Sách Sức mạnh chữa lành của tinh dầu).

Coboté Coconut Mood Boost Body Oil sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về các loại tinh dầu đã cho ra bốn mùi hương chủ đạo:

  • Refreshing: Tông mùi cam chanh chủ đạo, mang đến cảm giác tươi mới tràn đầy năng lượng. Thích hợp sử dụng vào sáng sớm.
  • Relaxing : Oải hương và hương thảo là sự kết hợp chủ đạo, tạo cảm giác thư giãn nhẹ nhàng.
  • Uplifting : Ngọc lan tây và hoắc hương làm tăng sự hưng phấn, tập trung, kích thích sáng tạo.
  • Fascinating: Mùi thơm ngọt ngào của phong lữ và hoa nhài mang đến cảm giác tự tin quyến rũ.

Cách sử dụng dầu dưỡng thể
1.Dầu dưỡng được sử dụng trong routine dưỡng da sau các bước toner, serum và trước cream. Được sắp xếp theo trình tự nước trước dầu sau, kết cấu từ mỏng đến dày.
2.Dầu dưỡng thường được dùng ở bước cuối cùng để khóa lại tất cả các bước đã bôi trước đó, giúp da hình thành một lá chắn bảo vệ da.
3.Dầu dưỡng cũng có thể mix chung với các loại kem dưỡng thay vì dùng dầu dưỡng đơn lẻ.
4.Sử dụng 2-3 giọt/ lần tùy vào nhu cầu cũng vừa đủ cho da. Cho dầu ra tay xong xoa đều rồi massage nhẹ nhàng lên cơ thể theo chiều kim đồng hồ.
5.Mùa hè chỉ nên sử dụng vào ban đêm (với da khô vẫn có thể sử dụng cả ngày lẫn đêm)
(Tổng hợp: Huỳnh Như Thảo, 2022 June 1)


REFERENCES

[1]        G. N. Stamatas, J. de Sterke, M. Hauser, O. von Stetten, and A. van der Pol, “Lipid uptake and skin occlusion following topical application of oils on adult and infant skin,” J. Dermatol. Sci., vol. 50, no. 2, pp. 135–142, May 2008, doi: 10.1016/j.jdermsci.2007.11.006.

[2]        A. R. Vaughn, A. K. Clark, R. K. Sivamani, and V. Y. Shi, “Natural Oils for Skin-Barrier Repair: Ancient Compounds Now Backed by Modern Science,” Am. J. Clin. Dermatol., vol. 19, no. 1, pp. 103–117, Feb. 2018, doi: 10.1007/s40257-017-0301-1.

[3]        M. Picardo, M. Ottaviani, E. Camera, and A. Mastrofrancesco, “Sebaceous gland lipids,” Dermatoendocrinol., vol. 1, no. 2, pp. 68–71, 2009.

[4]        M. Ottaviani, E. Camera, and M. Picardo, “Lipid mediators in acne,” Mediators Inflamm., vol. 2010, p. 858176, 2010, doi: 10.1155/2010/858176.

[5]        A. Qidwai, M. Pandey, S. Pathak, R. Kumar, and A. Dikshit, “The emerging principles for acne biogenesis: A dermatological problem of puberty,” Hum. Microbiome J., vol. 4, pp. 7–13, Jun. 2017, doi: 10.1016/j.humic.2017.05.001.

[6]        Letawe, Boone, and Piérard, “Digital image analysis of the effect of topically applied linoleic acid on acne microcomedones,” Clin. Exp. Dermatol., vol. 23, no. 2, pp. 56–58, 1998, doi: 10.1046/j.1365-2230.1998.00315.x.

[7]        U. K. Caliskan* and M. M. Karakus, “Essential Oils as Skin Permeation Boosters and Their Predicted Effect Mechanisms,” J. Dermatol. Skin Sci., vol. 2, no. 3, Nov. 2020, Accessed: May 22, 2022. [Online]. Available: https://www.dermatoljournal.com/articles/essential-oils-as-skin-permeation-boosters-and-their-predicted-effect-mechanisms.html

[8]        K. Solanki et al., “Transcutaneous absorption of topically massaged oil in neonates,” Indian Pediatr., vol. 42, no. 10, pp. 998–1005, Oct. 2005.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: