BÍ QUYẾT CHO LÀN DA KHỎE ĐẸP – LÀM SẠCH SÂU BẰNG DẦU TẨY TRANG NGAY CẢ KHI BẠN KHÔNG MAKE-UP

0  Bình luận | 05/07/2022

Chắc hẳn bạn đã nghe lý thuyết lặp đi lặp lại rằng chỉ những sản phẩm gắn mác không dầu (oil-free) mới giúp làn da của bạn trở nên sáng đẹp, không bị bít tắc. Trái ngược với lối mòn trong suy nghĩ này, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra lợi ích đáng kinh ngạc của dầu thực vật đối với da, bên cạnh tác dụng làm dịu (soothing) và chữa lành (healing) của chúng. Trên thực tế, rất nhiều các tín đồ skincare đã chuyển sang phương pháp làm sạch bằng dầu như một cách tẩy trang nhẹ nhàng, làm dịu làn da nhạy cảm và làm giảm tình trạng đẩy mụn không kiểm soát (breakouts). Trong bài viết này, Coboté sẽ tiết lộ với bạn cơ chế hoạt động, ưu điểm của dầu tẩy trang và tất nhiên là cách sử dụng dầu tẩy trang một cách hiệu quả.

Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng, chu trình skincare cũng vì thế mà ngày càng trở nên phức tạp. Vô vàn những khái niệm mới thâm nhập thị trường đến mức các tín đồ skincare cũng phải ngỡ ngàng như ampoule, mặt nạ ngủ (sleeping mask), mặt nạ ngủ môi (lips sleeping mask). Nhưng nhìn chung, dù sáng hay tối, đơn giản hay phức tạp, thì chu trình skincare luôn được bắt đầu với bước quan trọng nhất là “Cleanser” hay “Làm sạch” (Hình 1).

Hình 1. Chu trình skincare Ngày và Đêm (Day and Night)

Hàng loạt những tác nhân từ bên ngoài môi trường như bụi mịn trong không khí (kích thước nhỏ hơn 10 đến 20 lần so với lỗ chân lông của chúng ta), tác động từ nắng, gió và những thay đổi thất thường của thời tiết có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cho làn da như mụn trứng cá, nám da, mẫn cảm quá mức và bong tróc, xỉn màu.

Nghiên cứu do Vierkoetter và cộng sự đã chỉ ra mối liên quan giữa ô nhiễm dạng hạt với các đốm sắc tố trên trán và má của 400 phụ nữ da trắng ở quận Ruhr của Đức. Cụ thể, ở phụ nữ 70–80 tuổi, sự gia tăng muội than và các hạt bụi mịn từ các phương tiện giao thông gây ra các đốm sắc tố trên trán và má nhiều hơn 20% so với những người ở các cộng đồng nông thôn có mức carbon trong khí quyển thấp hơn. [1]

Thực tế, da bẩn không chỉ là kết quả của sự tích tụ khói bụi trên bề mặt da từ không khí mà còn bao gồm các sản phẩm phụ do da tự sản sinh ra các sản phẩm phân hủy từ quá trình sừng hóa (mảnh vụn tế bào và lipid), bã nhờn, vi sinh vật và các sản phẩm phụ của chúng] cũng như các sản phẩm được bôi lên da một cách vô tình hay cố ý (như kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, trang điểm). Sự kết hợp giữa tuyến bã nhờn tự nhiên trên da vô tình thu hút và giữ lại bụi bẩn từ môi trường và các chất ô nhiễm dạng hạt trên bề mặt da và trong lỗ chân lông của da; điều này dẫn đến một loại hỗn hợp chất bẩn rất khó loại bỏ bằng các chế độ tẩy rửa / vệ sinh thông thường như nước.

“Làm sạch” là một hành động tiên quyết để loại bỏ mồ hôi, bã nhờn, các tế bào chết và bụi bẩn khỏi da bằng các biện pháp tẩy rửa như xà bông, chất tẩy rửa tạo bọt, gel [2]. Làm sạch là bước đầu tiên trong chu trình dưỡng da. Bước làm sạch rất quan trọng bởi vì nếu các tạp chất còn lưu lại trên da, các lỗ chân lông của da có thể bị tắc nghẽn, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của da trong các quy trình skincare tiếp theo và có thể gây lão hóa da. Bên cạnh công dụng làm sạch, để duy trì làn da khỏe mạnh, sản phẩm có khả năng giữ ẩm cho da sau khi rửa cũng là yếu tố quan trọng không kém.

Tóm lại, việc làn da của bạn tích tụ bụi bẩn không chỉ đơn thuần đến từ việc make-up mỗi ngày mà còn đến từ các tác nhân bụi bẩn từ môi trường và các tuyến bã nhờn sinh ra từ bên trong cơ thể. Vậy nên tẩy trang giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong chu trình dưỡng da.

Tại sao phải thêm dầu tẩy trang vào chu trình skincare? Cơ chế làm sạch của dầu tẩy trang
Phần lớn các sản phẩm make-up và kem chống nắng sẽ có nền dầu, nguyên tắc này được ra đời để tạo ra hiệu ứng chống thấm, chống trôi (water-proof), nhờ vậy mà các sản phẩm này có khả năng bám chắc trên da trong thời gian dài. Cũng chính vì nền dầu này, sản phẩm tẩy trang dạng dầu được xem là giải pháp hoàn hảo để rửa trôi đi lớp make-up và kem chống nắng lì lợm.

Nghiên cứu của Ji-Yeon Yu và các cộng sự sẽ giúp bạn hình dung được rõ hơn các sản phẩm trang điểm sẽ ảnh hưởng thế nào đến làn da (Hình 2). [3]

Lớp trang điểm bị trộn lẫn với mồ hôi và bã nhờn trên da mặt khi thời gian kéo dài. Trong nghiên cứu này, da mặt ở thời điểm 4 giờ sau khi trang điểm được phát hiện là không đều màu vì các thành phần vô cơ của mỹ phẩm bị kết tụ lại để che phủ bề mặt nếp nhăn nhỏ cong giữa các tế bào sừng [Hình 1b].

Trên da mặt hơn 8 giờ sau khi trang điểm, các thành phần mỹ phẩm, bã nhờn và mồ hôi, chất tiết ra từ da tụ lại với nhau tạo thành màng dày, làm da có màu sạm đi hơn hẳn so với Hình 1a và 1b (mũi tên màu trắng) [Hình 1c].

Hình 2. Hình ảnh soi da của da mặt. a: ngay sau khi trang điểm hàng ngày. b: 4 giờ sau khi trang điểm hàng ngày. c: 8 giờ sau khi trang điểm hàng ngày. mũi tên trắng: bã nhờn kết hợp với các nguyên liệu thô từ sản phẩm make-up.

Cơ chế làm sạch của dầu tẩy trang
Cơ chế của dầu tẩy trang (Hình 3):

1.Hòa tan dầu trong dầu: sản phẩm dầu tẩy trang dùng nền để lấy đi lớp dầu trên da (lớp makeup, bã nhờn, kem..).
2.Làm sạch sâu Tuyến bã nhờn là dung môi dầu nên có thể dễ dàng được lấy đi nhờ dầu tẩy trang. Chính cơ chế này giúp dầu tẩy trang có thể len lỏi, làm sạch sâu bên trong lỗ chân lông – điều mà nước tẩy trang và sửa rữa mặt không thể làm được.
3.Nhũ hóa rửa trôi dầu, rửa trôi để lấy nền dầu và bụi bẩn khỏi da.

Hình 3. Giải thích cơ chế làm sạch của dầu tẩy trang

Các loại chất làm sạch khác nhau và so sánh


Với sự phát triển của ngành công nghiệp mỹ phẩm, ngày càng có nhiều sản phẩm làm sạch được ra đời, chúng được chuyên biệt hóa dựa vào đặc điểm của làn da và công dụng. Nhưng nhìn chung các sản phẩm làm sạch sẽ được chia thành 3 nhóm lớn: dầu tẩy trang, nước tẩy trang và gel rửa mặt.

 

Dầu tẩy trang      Nước tẩy trang  Sữa rửa mặt

Ưu điểm

1/ Phù hợp với mọi loại da (tại sao phù hợp thì bạn đọc ở phần dưới nha)

2/ Hiệu quả hơn trong việc duy trì tính acid của da sau khi rửa mặt.[3]

Thích hợp cho các trường hợp khẩn cấp, làm sạch nhanh để đổi lớp makeup, không cần dùng đến nước để rửa lại.

Là sản phẩm tạo bọt, thân nước. Làm sạch bề mặt da tốt và để lại cảm giác sạch, không gây nhờn rít.

Nhược điểm

Cần rửa mặt lại với nước kĩ càng nếu không sẽ bị tình trạng dầu thừa trên da mặt.

Nếu không có cồn khô, không làm sạch sâu.

Nếu có cồn khô, lâu dài sẽ làm da khô và lão hóa (sẽ có bài phân tích kĩ hơn về tác hại của cồn khô)

Chỉ đóng vai trò bổ trợ chứ không thể làm sạch sâu bên trong lỗ chân lông và lớp makeup dày.

Một thí nghiệm được thực hiện để kiểm tra khả năng làm sạch kem chống nắng của nước tinh khiết, gel rửa mặt, và dầu tẩy trang cho kết quả: Đối với kem chống nắng chống thấm nước, phần còn lại của lớp kem chống nắng sau khi rửa với nước, gel rửa mặt và tẩy trang lần lượt là 59,3%, 36,8% và 5,8%. Kết quả cho thấy dầu tẩy trang có khả năng làm sạch sâu gấp 10 lần so với nước và gấp 7 lần so với gel rửa mặt thông thường. [4]

Dầu tẩy trang phù hợp với loại da nào
Da khô và Da nhạy cảm

Dầu tẩy trang được xem là cứu tinh của làn da khô và da nhạy cảm nhờ vào cơ chế làm sạch. Đối với dầu tẩy trang, bạn không cần dùng đến các yếu tố vật lý như bông tẩy trang hay hạt vi nhựa chà xát lên mặt quá nhiều. Những phương thức này, tưởng chừng như vô hại nhưng có thể gây trầy xước nhẹ nếu bạn vô ý dùng lực tác động mạnh hoặc gây lão hóa da nếu tác động liên tục, đặc biệt là những vùng da mỏng như môi và mắt.

Chính vì vậy, dầu tẩy trang chính là lựa chọn số một cho các nàng da khô và nhạy cảm. Dầu tẩy trang không những làm sạch đi lớp make-up, bã nhờn, bụi bẩn trên da mà còn cấp ẩm, nuôi dưỡng làn da của bạn sau khi rửa, tránh tình trạng da căng kít quá mức sau khi rửa mặt.

Da dầu

Dầu tẩy trang là sản phẩm làm sạch đầu tiên được khuyên dùng cho da nhờn mụn.

Da nhờn mụn là loại da bị bít tắc và ứ bã nhờn nhiều nhất. Bã nhờn tích tụ bên trong gây mở lỗ chân lông, là khởi đầu cho các vùng mụn viêm. Chính nhờ cơ chế dầu hòa tan dầu, dầu tẩy trang có thể len lỏi vào sâu bên trong nút bã nhờn, lấy đi phần dầu thừa bị bít tắc và làm thông thoáng lỗ chân lông. [5]

Các thành phần trong dầu tẩy trang Coboté
COCO MIRACLE BALANCED AND DEEP CLEANSING OIL

Dầu tẩy trang Coboté

 

Dầu dừa tươi: chứa 1.6% linoleic acid, 6.2% oleic acid. Dầu dừa cũng giàu lauric acid và capric acid giúp khóa ẩm và lấy lại trạng thái cân bằng cho da ẩm mượt.

Dầu thầu dầu: có khả năng hòa tan màu khoáng tốt, nên dễ dàng lấy đi các bột màu trong son môi, chì kẻ mi mày của bạn mà không cần phải chà xát da quá mạnh. [6]

Sự cân bằng của oleic acid và linoleic acid từ hỗn hợp dầu thực vật gồm: Dầu hoa rum và Dầu mắc ca. Dầu hoa rum chứa tỉ lệ linoleic acid cao bậc nhất (77%) và dầu mắc ca chứa squalene và oleic acid, thành phần tương tự với hệ bã nhờn của làn da.

Dầu hạt Mắc ca có nhiều axit béo không bão hòa đơn và chứa vitamin E (tocotrienol và tocopherol) là những chất chống oxy hóa tự nhiên. Những chất chống oxy hóa này có thể làm giảm viêm và stress oxy hóa trên da [7]. Dầu hạt Mắc ca còn có thể thẩm thấu qua da vì các thành phần trong nó rất giống với dầu tự nhiên của da, chính vì vậy có thể dễ dàng đi sâu vào bên trong lỗ chân lông và lấy đi phần bã nhờn bị bít tắc. [8]

Chất nhũ hóa nguồn gốc tự nhiên Sorbitan Sesquioleate có chứng nhận ECOCERT và Sorbeth-30 Tetraoleate dễ dàng cuốn trôi dầu thừa và bụi bẩn, và các lớp trang điểm khi rửa sạch với nước.

Sản phẩm không chứa dầu khoáng, silicone, và không sử dụng chất bảo quản nên không gây nhờn dính, kích ứng và bí bít lỗ chân lông.

Cách sử dụng dầu tẩy trang Coboté

 

Bước 1 (pump): Lấy một lượng dầu vừa đủ cho vào tay
Bước 2 (apply): Thoa dầu tẩy trang nhẹ nhàng lên khắp da mặt, kết hợp massage các khu vực trang điểm đậm như mi, mày, mắt môi, hoặc các vùng da nhiều tuyến bã nhờn như hai bên má, cằm.
Bước 3 (emulsify): Nhũ hóa. Dùng nước (tốt nhất là nước ấm) để làm ướt mặt. Cần nhũ hóa 1-2 phút đến khi lớp dầu tẩy trang chuyển thành màu trắng sữa để đảm bảo quá trình nhũ hóa hoàn toàn.
Bước 4 (rinse-off): Rửa kỹ lại với nước và lau khô mặt.
*Lưu ý: Cần đảm bảo mặt và tay thật khô trước khi bắt đầu Bước 1. Nếu tay hoặc mặt ướt thì dầu sẽ nhũ hóa ngay trên tay hoặc trên bề mặt da mà không thể đi sâu vào bên trong lỗ chân lông.

Tổng hợp: Huỳnh Như Thảo (2022 July 5)

REFERENCES

[1]      “A robust sebum, oil, and particulate pollution model for assessing cleansing efficacy of human skin - PubMed.” https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27797421/ (accessed Jun. 10, 2022).

[2]      Z. D. Draelos, “The science behind skin care: Cleansers,” J. Cosmet. Dermatol., vol. 17, no. 1, pp. 8–14, Feb. 2018, doi: 10.1111/jocd.12469.

[3]      J.-Y. Yu1, A.-Y. Jang2, and B.-S. Chang3, “Comparative Analysis of Skin Condition after Using Cleansing Oil and Cleansing Water for Removing Facial Makeup,” Medico Leg. Update, vol. 19, no. 2, Art. no. 2, Aug. 2019, doi: 10.37506/mlu.v19i2.832.

[4]      “The optimal cleansing method for the removal of sunscreen:Water, cleanser or cleansing oil? - PubMed.” https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31157512/ (accessed Jun. 10, 2022).

[5]      Z. D. Draelos, “The effect of a daily facial cleanser for normal to oily skin on the skin barrier of subjects with acne,” Cutis, vol. 78, no. 1 Suppl, pp. 34–40, Jul. 2006.

[6]      V. R. Patel, G. G. Dumancas, L. C. Kasi Viswanath, R. Maples, and B. J. J. Subong, “Castor Oil: Properties, Uses, and Optimization of Processing Parameters in Commercial Production,” Lipid Insights, vol. 9, pp. 1–12, Sep. 2016, doi: 10.4137/LPI.S40233.

[7]      M. M. Wall, “Functional lipid characteristics, oxidative stability, and antioxidant activity of macadamia nut (Macadamia integrifolia) cultivars,” Food Chem., vol. 121, no. 4, pp. 1103–1108, Aug. 2010, doi: 10.1016/j.foodchem.2010.01.057.

[8]      A. Naveed, M. Ahmad, and M. SATTAR, “EVALUATION OF BASIC PROPERTIES OF MACADAMIA NUT OIL,” Jan. 2006.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Loading