-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÁCH ĐỌC VÀ NHẬN BIẾT THÀNH PHẦN TRÊN NHÃN MỸ PHẨM
0 Bình luận | 04/11/2024
Ngoài tên sản phẩm và các đặc tính cơ bản, nhãn mỹ phẩm cũng sẽ ghi rõ các thành phần có trong sản phẩm – danh sách INCI. INCI là viết tắt của “Danh pháp quốc tế về thành phần mỹ phẩm” và là hệ thống đặt tên cho các thành phần dựa trên danh pháp khoa học.
Danh sách INCI ban đầu có vẻ khó hiểu và đáng sợ. Sau đây là 5 bí quyết để đọc và tìm hiểu về nó:
1. Chú ý về thứ tự của các thành phần:
5-10 thành phần đầu tiên, là những nhóm chất chiếm phần lớn trong sản phẩm.
Thông thường sẽ là Nước Water(Aqua), Glycerin. Sau đó hay tìm các thành phần hoạt tính như: Hyaluronic Acid/ Sodium Hyaluronate, vitamin B3… sẽ được liệt kê gần đầu nếu chúng có tỉ lệ đáng kể trong công thức.
Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần. Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%
Ví dụ: Aqua (Water) 90%, Niacinamide (Vitamin B3) 10%, Glycerin 5%, Sodium Hyaluronate 1%, Panthenol (Vitamin B5) 1%, Pelargonium Graveolens (Geranium) Flower Extract 1%, , Phenoxyethanol 0.6%.
2. Hiểu các loại thành phần
Khi danh sách thành phần được sắp xếp theo thứ tự nồng độ, điều quan trọng tiếp theo là phải hiểu các loại thành phần. Có thể chia thành các nhóm như sau:
· Thành phần hoạt chất: Đây là những thành phần chính mang lại lợi ích cụ thể, chẳng hạn như chất chống nắng, chất chống oxy hóa và chất tẩy tế bào chết.
· Chất làm mềm và chất giữ ẩm: có thể bao gồm các loại dầu (như dầu , dầu bơ, các loại bơ cacao hoặc bơ hạt mỡ) và các chất dưỡng ẩm (như glycerin và hyaluronic acid).
· Chất bảo quản: Những chất này cần thiết để duy trì sự ổn định và an toàn của sản phẩm, nhưng một số người có thể nhạy cảm với một số chất bảo quản nhất định như paraben hoặc chất giải phóng formaldehyde, vì vậy hãy chú ý đến cách làn da của bạn phản ứng với các sản phẩm khác nhau để tìm hiểu xem bạn nên tránh loại nhóm chất nào
· Hương liệu và màu tổng hợp: Những chất này thường được liệt kê ở cuối danh sách thành phần và có thể gây kích ứng, đặc biệt đối với làn da nhạy cảm.
3. Những thành phần mà bạn quan tâm/ cần cho da của chính mình:
Thành phần được quan tâm có thể là dưa trên những mối quan tâm khác nhau: thành phần phù hợp cho da, dị ứng da, hay nguyên liệu không muốn dùng đến. Điều quan trọng là những gì bạn muốn có trong sản phẩm, thành phần hoạt chất bạn muốn phải nằm ở gần đầu của bảng thành phần.
VD: Bạn muốn chọn 1serum dưỡng ẩm có hiệu quả nhanh thì Hyaluronic Acid nên ở vị trí hàng đầu
Bạn muốn chọn 1 sản phẩm dưỡng trắng da thì nên có: Vitamin B3, hoặc vitamin C (axit L-ascorbic, natri ascorbyl phosphate, tetrahexyldecyl ascorbate, magie ascorbyl phosphate, và ascorbyl palmitat) ở vị trí trong top 10 nguyên liệu của bảng thành phần.
4. Biết những thành phần cần tránh
Thực tế là nhiều sản phẩm mỹ phẩm có thành phần mà bạn cần tránh trong nhiều trường hợp.
Nhóm chất dây dị ứng thông thường đến từ các gây ung thư tiềm ẩn , điển hình các chất bảo quản gốc parabens (methyl và propyl paraben), chất bảo quản nhóm formaldehyde (DMDM hydantoin, Methylisothiazolinone (MIT)& Methylchloroisothiazolinone (CMIT) ), chất làm sạch gốc sulfate, muối nhôm, phthalates và kim loại nặng, bao gồm asen, cadmium, chì, thủy ngân và niken”.
Nhóm chất có thể/ có nguy cơ gây dị ứng tùy vào độ nhạy cảm của da:
- Fragrance: Việc có nên tránh dùng hương liệu hay không, phụ thuộc vào độ nhạy cảm và sở thích cá nhân của bạn, bạn có thể lựa sản phẩm sử dụng tinh dầu thay thế hương liệu.
- Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây:: Ngay cả những sản phẩm được dán nhãn là không mùi cũng có thể chứa hợp chất hóa học giúp che đậy mùi hương của vốn có của sản phẩm, và nó có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.
- Cồn: Việc đưa cồn vào sản phẩm chăm sóc da có thể gây khô da, đặc biệt là cồn biến tính ( alcohol denat) hoặc nồng độ ethanol cao — vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng cồn để giữ cho làn da của bạn ko bị mất nước
- Chất tạo bọt/ làm sạch mạnh: Để có hàng rào khỏe mạnh và cân bằng độ ẩm, bạn thường muốn tránh các thành phần như natri lauryl sulfate (SLS), có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da
5. Hiểu làn da của chính mình:
Thành phần và tỉ lệ thành phần trong công thức là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm nhưng không có 1 công thức/ 1 sản phẩm nào phù hợp cho tất cả các yếu tố mà làn da bạn đang cần.
- Nếu da bạn gặp vấn đề về sắc tố da ( nám, sạm) hoặc cần để điều chỉnh màu da: niacinamide (vitamin b3), vitamin C, AHA, retinol, axit tranexamic và cuối cùng là kem chống nắng
- Với làn da cần được chống lão hóa, bạn có thể sử dụng bất ký hoạt chất bên trên kết hợp cùng với peptide , ceramide, Hyaluronic acid, squalane, retinoids để hỗ trợ tí tạo tế bào da, ngăn ngừa lão hóa da.
- Đối với làn da dễ bị mụn trứng cá, hãy tìm axit salicylic, benzoyl peroxide hoặc tinh dầu tràm trà Úc
Một số thành phần trong danh sách nghe rất 'giống hóa chất' và làm bạn e rằng nó có hại cho da nhưng thật sự là có rất nhiều thành phần phổ biến hoặc có nguồn gốc tự nhiên có tên gọi phức tạp nhưng an toàn khi sử dụng và thậm chí còn có chức năng quan trọng trong sản phẩm. Dưới đây là một vài ví dụ:
Các thành phần thực vật rất dễ nhận biết vì chúng được liệt kê bằng tên Latinh (luôn có hai từ) và một tên phổ biến trong ngoặc, ví dụ: Pelargonium Graveolens (Geranium) Flower Extract , Cocos Nucifera (Coconut) Oil là dầu dừa
Tocopherol: vitamin E, chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ sản phẩm khỏi bị ôi dầu
Xanthan gum: 1 chất làm đặc sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
Cetyl Alcohol và Cetearyl Alcohol: một loại cồn béo giúp ổn định nhũ tương và có tác dụng giữ ẩm. Không nên nhầm lẫn với cồn Ethanol là loại cồn bay hơi, có thể gây khô da trên làn da nhạy cảm.
Citric acid: mặc dù có chữ ‘axit’ trong đây là nguyên liệu vô hại, nó chỉ dùng để điều chỉnh độ pH của sản phẩm.
Sorbitan olivate: đây là một ví dụ về chất nhũ hóa, nghe có vẻ rất ‘khoa học’ nhưng thực chất nó được làm từ sorbitol (đường cồn có trong kẹo cao su) và dầu ô liu.
Potassium sorbate: là một ví dụ về chất bảo quản, muối kali của axit sorbic tự nhiên, là chất bảo quản thường dùng trong thực phẩm và mỹ phẩm
Tất cả các sản phẩm mỹ phẩm mỹ phẩm đểu phải tuân thủ theo thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm và cách ghi nhãn mỹ phẩm:
Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần.
Các thành phần tạo hương “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma).
Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%.
Nêu đầy đủ tỷ lệ % của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients - INCI)
Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được viết bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật có thể rút ngắn). Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó.
Tổng hợp: Trương Nguyên Hải