-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trầu không: Thảo mộc kháng viêm dành cho da mụn
0 Bình luận | 09/10/2019
Thực vật luôn chứa những lợi ích tiềm năng và ngày càng được khai thác nhiều hơn trong dược phẩm và mỹ phẩm. Trầu không từ lâu đã được sử dụng là vị thuốc chính hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, phụ khoa, mụn nhọt, hôi miệng, làm lành vết thương... Các thành phần hóa học và dược tính của trầu không ngày càng được xác định rõ ràng qua các đề tài nghiên cứu và tài liệu khoa học ở Việt Nam và trên thế giới.
Lá trầu không tươi chứa nước (85 -90%), protein (3-3.5%), carbohydrate (0.5 – 6.1%), chất xơ (2.3%), tinh dầu (0.08 -0.2%), tannin (0.1 – 1.3%) và một số hợp chất khác [1] . Nhiều nghiên cứu đã xá định tinh dầu lá trầu không có chứa đa dạng các hợp chất có hoạt tính sinh học cao như Chavibetol, Chavibetol acetate, Caryophyllene, Allylpyrocatechol Diacetate, Campene, Chavibetol methyl ether, Eugenol, a-Pinene, f-Pinene, u-Limonene, Saprobe, 1-8-cineol and Allylpyrocatechol monoacetate [2].
THÀNH PHẦN [3] | % |
Chavibetol | 53.1 |
Chavibetol acetate | 15.5 |
Caryophyllene | 3.71 |
Allylpyrocatechol Diacetate | 0.71 |
Campene | 0.48 |
Chavibetol methyl ether | 0.48 |
Eugenol | 0.32 |
a-Pinene | 0.21 |
f-Pinene | 0.21 |
u-Limonene | 0.14 |
Saprobe | 0.11 |
1,8-Cineol | 0.04 |
Allylpyrocatechol Monoacetate | 0.23 |
Các thành phần chính của tinh dầu và hợp chất tan ether trong lá trầu không
Có rất nhiều nghiên cứu về tiềm năng của các hợp chất có hoạt tính sinh học trong trầu không như khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, ung thư, phòng ngừa tiểu đường, bảo vệ hệ thần kinh, tăng cường miễn dịch, kháng viêm, làm lành vết thương [3].
Năm 2018, Arif Budiman và cộng sự đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn mụn Staphylococcus aureus và Propionibacterium acnes. của chiết xuất trầu không trong hệ kem. Kết quả đã cho thấy chiết xuất trầu không kháng 2 loại khuẩn này hiệu quả ở nồng độ ức chế tối thiểu là 4.5 % và 4% (tương ứng)[4]. Ngoài ra, các nghiên cứu của Mahfuzul Hoque (2011), Kazi Nahid Akter,(2014), Huỳnh Kỳ Trân, Trần Thị Ngọc Thanh và các cộng sự (2015), Nguyễn Thiện Chí và cộng sự (2016),… đã chứng minh hoạt tính kháng một số loại nấm và vi khuẩn khác của lá trầu không như Escherichia coli (trực khuẩn gây tiêu chảy), Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), Candida albicans (vi nấm gây bệnh), Aspergillus niger, Fusarium oxysporum …
Trầu không còn thể hiện tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh nhờ vào hàm lượng các hợp chất phenolic cao [5]. Sundang và cộng sự (2012) đã xác định khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá trầu cao hơn vitamin E, butylated hydroxytoluene và catechin, tương tự acid ascorbic (Vitamin C) [5, 6]. Chiết xuất trầu không có thể loại bỏ các gốc tự do như HO, gốc superoxide và hydroxyl, cắt giảm proton và phá vỡ chuỗi gốc tự do do nguyên tử hydro tạo thành, thúc đẩy hệ thống oxy hóa nội bào và tăng chất chống oxy hóa glutathione lên 50% [3, 8, 9].
Xà phòng trị mụn Coco Miracle Anti-Acne Soap sử dụng lá trầu không kết hợp với các thảo mộc thiên nhiên khác giúp giảm mụn viêm, mụn bọc, ức chế và diệt khuẩn mụn, bảo vệ da khỏi các gốc tự do từ môi trường ô nhiễm và tia UV gây ra, giúp da sáng mịn, đầy sức sống.
Ths. Hiếu Trần - R&D Manager
Coboté
[TÀI LIỆU THAM KHẢO]
[1] Lakshmi A., Kumaratunga K. G. A. & Kalyani D. (2005). Studies on Piper betle. J. Natn. Sci. Foundation Sri Lanka, 33(2), 133-139.
[2] Rekha, V. P. B., et al. "A review on Piper betle L.: Nature’s promising medicinal reservoir." American Journal of Ethnomedicine 1.5 (2014): 276-289.
[3] Umar, Rabiatul Adawiyah, et al. "Chemical Composition and The Potential Biological Activities Of Piper Betel–A Review." Malaysian Journal of Applied Sciences 3.1 (2018): 1-8.
[4] Budiman, Arif, Datu Wage Rusnawan, and Anna Yuliana. "Antibacterial activity of Piper betle L. extract in cream dosage forms against Staphylococcus aureus and Propionibacterium acne." Journal of Pharmaceutical Sciences and Research 10.3 (2018): 493-496.
[5] Alam, Badrul, et al. "Antioxidant, analgesic and anti-inflammatory activities of the methanolic extract of Piper betle leaves." Avicenna journal of phytomedicine 3.2 (2013): 112.
[6] Sundang, Murni, et al. "Antioxidant activity, phenolic, flavonoid and tannin content of Piper betle and Leucosyke capitella." Malaysian Journal of Fundamental and Applied Sciences 8.1 (2012).
[7] Dorman, HJ Damien, et al. "In vitro evaluation of antioxidant activity of essential oils and their components." Flavour and Fragrance Journal 15.1 (2000): 12-16.
[8] Khanam S., Shivprasad H. N. & Kshama D. (2004). In vitro antioxidant screening models: a review. Indian J Pharm Edu, 38, 180
[9] Kähkönen, Marja P., et al. "Antioxidant activity of plant extracts containing phenolic compounds." Journal of agricultural and food chemistry 47.10 (1999): 3954-3962.